Chuyên viên đã sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
Thiết kế kiến trúc chùa Phúc Khánh được kiến tạo bởi đội ngũ Kiến trúc sư của Kiến trúc C&B. Công trình kết hợp hài hòa bố cục giữa các điện thờ Phật với khu sân vườn và tiểu cảnh mang lại không khí trong lành, thanh tịnh cho các phật tử ghé thăm.
Người xưa có câu "Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ 3 tu chùa". Và ngày nay, đi lễ phật không chỉ là thói quen tâm linh mà còn trở thành nét văn hóa của người Việt. Trong đó, chùa chiền thường là nơi được rất nhiều người tìm đến trong những dịp lễ tết, ngày rằm, mùng 1... Đi lễ chùa không chỉ thể hiện lòng thành kính, cầu mong sức khỏe, điều tốt lành cho gia đình mà còn giúp tâm hồn con người trở nên thanh thản, nhẹ nhõm.
Vì vậy, cảnh quan của chùa cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hiểu được điều này, nên khi nhận được yêu cầu thiết kế kiến trúc chùa Phúc Khách, đội ngũ KTS C&B đã lên kế hoạch và phương án thiết kế rất công phu. Từng diện tích đất xây dựng, quy hoạch đều được tính toán rất kỹ lưỡng.
Diện tích tổng thể của khu đất rất vuông vức. Đây cũng là một thuận lợi giúp KTS dễ bố trí các điện, tháp và quy hoạch cảnh quan bên trong.
Cửa vào được bố trí hơi lệch bên trái để dành diện tích cho hồ quan âm ở bên tay phải, ngay cửa chính. Nhà tiền đường thờ Phật sẽ được bố trí ngay giữa khuôn viên để Phật tử dễ quan sát và lễ phật. Ngay bên cạnh được kiến trúc 5 tháp có thiết kế giống nhau - đặc trưng thường thấy rõ ở các ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam.
Ban thờ mẫu và các vị phật tứ phương được đặt ở nhà chính điện (hậu đường). Đây cũng là phần diện tích được quy hoạch nhiều nhất. Bên phải khuôn viên là nhà thờ các vị chư Tăng, những người có công lập chùa. Cuối khuôn viên chùa là nhà thiêu hương và nhà sinh hoạt của con nhang đệ tử, phật tử và các vị sư tăng trông coi chùa.
Ngoài diện tích xây dựng đền, điện, KTS đã dành khoảng hơn một nửa diện tích để bố trí vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ. Đây cũng là yêu cầu trong thiết kế của nhà chùa. Bởi hầu hết các phật tử đi lễ chùa khi đi tới đây không chỉ để lễ phật mà còn muốn vãn cảnh chùa, hít thở không khí trong lành với nhiều cây xanh để tăng cường sức khỏe, tâm hồn thư thái.
Rất nhiều cây cảnh, vườn hoa được trồng bao quanh khuôn viên. Kết hợp với hồ quan âm mang đến phong thủy đẹp cho ngôi chùa với đầy đủ các yếu tố đất, nước, gió lửa, thiên nhiên hòa hợp hữu tình.
Chùa chiền, miếu mạo là những công trình đặc trưng của phong cách kiến trúc cổ xưa như kiến trúc tháp, đền, kiến trúc nhà cổ... Chất liệu chính là gạch, được chát xi cát, cột trụ làm từ gỗ tự nhiên, dáng tròn trơn, đôi khi được chạm khắc hoa văn ở đầu cột. Phần cánh cửa cũng được làm từ gỗ điêu khắc tinh tế, tỉ mỉ.
Phần gói sử dụng đất nung, kiểu vảy rồng nhỏ màu đỏ với độ dốc lớn. Ưu điểm của loại ngói này là khả năng chống nắng, mưa tốt, độ bền cao, không thấm nước. Vì thế nó giúp công trình thêm bền đẹp, tồn tại trong thời gian dài.
Yếu tố cổ điển còn được thể hiện rất nhiều trong các chi tiết trang trí góc mái, họa tiết hoa văn ở tường rào, lan can. Mỗi họa tiết đều được đắp vẽ tinh xảo, thể hiện linh hồn của cả ngôi chùa.
Để hiểu hơn và phong cách kiến trúc cổ điển, tân cổ điển hay nhận các mẫu thiết kế biệt thự, nhà phố, lâu đài miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY TƯ VẤN KIẾN TRÚC NỘI THẤT C&B
Số 168 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0977294656 – 0986375864
Email: KIENTRUCCB@GMAIL.COM
Pinterest: https://www.pinterest.com/kientruccb168/
Thông tin và nội dung bạn gửi cho chúng tôi càng cụ thể, nội dung tư vấn cho bạn càng tối ưu và chi tiết.