x
KHẢO SÁT VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
KHẢO SÁT VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hãy để lại thông tin dưới đây để nhận được khảo sát trực tiếp và tư vấn miễn phí từ 

Kiến trúc - Nội thất C&B

Hay phone_cal
04 bước cần làm khi thiết kế nhà vệ sinh - cẩm nang thiết kế nhà đẹp

04 bước cần làm khi thiết kế nhà vệ sinh - cẩm nang thiết kế nhà đẹp

Đăng bởi:
Kiến trúc - Nội thất C&B - 15/03/2021
| Tin tức
04 bước cần làm khi thiết kế nhà vệ sinh - cẩm nang thiết kế nhà đẹp
04 bước cần làm dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin ban đầu trước khi bắt tay vào thuê thiết kế hoặc tự thiết kế khu nhà vệ sinh cho riêng mình.

Mặc dù nhà vệ sinh là một khu vực phụ trong nhà nhưng nếu không có phương án bố trí phù hợp thì nó có thể ảnh hưởng xấu tới toàn bộ ngôi nhà, ảnh hưởng tới công năng khi sử dụng. Vì thế, 04 bước dưới đây sẽ giúp bạn có được những thông tin ban đầu trước khi bắt tay vào thuê thiết kế hoặc tự thiết kế khu nhà vệ sinh cho riêng mình.

1. Lên phương án bố trí vị trí nhà vệ sinh

Đây là bước quan trọng nhất cần xác định trước khi lên phương án mặt bằng thiết kế nhà ở. Ngoài việc ảnh hưởng tới công năng sử dụng của ngôi nhà, nó còn liên quan rất nhiều tới phong thủy nữa.

Theo quan niệm thì nhà vệ sinh (WC) là nơi uế khí nên chúng thường được bố trí ở những nơi khuất tầm nhìn, tránh để giữa nhà. Vị trí WC cũng nên đặt theo hướng xấu. Tuy nhiên cũng phải dễ nhìn, dễ tìm, dễ di chuyển để không bị bất tiền trong sinh hoạt hàng ngày.

Những vị trí trong nhà KHÔNG NÊN đặt nhà vệ sinh

  • Trung tâm căn nhà: Dựa vào phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, trong khi đó vị trí trung tâm căn nhà lại thuộc hành Thổ, nếu đặt ở trung tâm thì sẽ thành Thổ khắc Thủy, rất không tốt cho sức khỏe và tài vận của gia chủ.
  • Dưới gầm cầu thang: Nhà vệ sinh cần được đặt ở nơi khuất mắt nhưng phải thoáng đãng. Với tình hình đất chật người đông như hiện nay, nhiều người thường tận dụng gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh nhưng nó sẽ khiến cho uế khí luẩn quẩn trong nhà, căn nhà ám mùi khó chịu không thoát ra được.
  • Cuối hành lang: Bài trí nhà vệ sinh ở cuối hành lang trong phong thủy là đại hung tướng, gây bệnh tật cho người già và trẻ nhỏ trong nhà.
  • Đặt ở cổng, ở cửa hoặc đối diện cửa chính: Trước hết, nó vi phạm vào yếu tố thẩm mỹ vì vừa mở cửa đã nhìn thấy nhà vệ sinh, mặc dù hiện nay rất nhiều nhà chung cư áp dụng cách này để tiết kiệm không gian. Thêm vào đó, đặt nhà vệ sinh ở các vị trí trên, nam giới trong nhà thường mệt mỏi, hay mắc các bệnh về bàng quang, nữ giới thì hay đau bụng kinh, thậm chí xuất huyết tử cung, đẻ non rất nguy hiểm.
  • Đặt gần hoặc đối diện bếp: Bếp là nơi nấu ăn, trong khi đó nhà vệ sinh lại là nơi chứa chất thải, đặt chúng ở gần nhau sẽ khiến cho vi khuẩn từ nhà vệ sinh bay ra, ám vào thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hơn nữa, bếp thuộc hành Hỏa, sẽ sinh xung khắc ngũ hành khi đặt cạnh Thủy.
  • Nhà vệ sinh ở trên phòng khách hoặc phòng ngủ: Nếu nhà có nhiều tầng, nên để nhà vệ sinh thẳng hàng để tiện cho việc thiết kế kỹ thuật và thoát nước. Để WC nằm ngay trên phòng khách và phòng ngủ là việc đại kị, tạo ra môi trường ẩm thấp, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và người trong nhà dễ mắc bệnh về nội tiết.

Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh khi thiết kế nhà

Với những căn phòng có WC khép kín bên trong cũng cần bố trí làm sao cho tiện sử dụng như gần cửa ra vào, gần tủ quần áo. (Tham khảo thêm: Mẫu nội thất chung cư đẹp phong cách hiện đại 70m2)

 

2. Lên phương án phân khu chức năng

Trong nhà vệ sinh thường được bố trí các khu vực chức năng như khu bồn rửa mặt, bệ xí, bồn hoặc khu vực tắm. Thông thường vệ sinh tiêu chuẩn tối thiểu, thì khu vực chậu rửa ở gần cửa (thường thẳng cửa vào), tiếp theo là xí và sau cùng là tắm. Khoảng cách dành cho mỗi thiết bị này dao động từ 90 cm đến một mét.

Tùy theo diện tích phòng, nhu cầu sử dụng mà có những cách bố trí các khu vực này khác nhau.

  • Nhà vệ sinh nhỏ với diện tích khoảng 2,5 đến 3 mét vuông. Chỉ nên chọn các sản phẩm tối cấn thiết như bồn cầu, chậu rửa treo tường và vòi hoa sen tắm.

  • Nhà vệ sinh vừavới diện tích từ 4 đến 6 mét vuông: Có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ hay có thể thiết kế sử dụng chậu rửa đặt bàn thay vì chậu rửa treo tường

  • Nhà vệ sinh lớn đến rất lớn, trên 6 mét vuông: Tùy điều kiện và sở thích của gia chủ, có thể thiết kế rất nhiều thiết bị thêm khác nữa như buồng tắm, bồn tắm, bồn rửa đôi,... những vẫn nên lưu ý khoảng cách giữa các thiết bị phải phù hợp, tạo không gian thoáng. Hoặc có thể tách riêng khu tắm và khu vệ sinh riêng.

Bạn có thể tham khảo thêm phương án mặt bằng và cách bố trí WC trong Mẫu thiết kế biệt thự 3 tầng phong cách hiện đại, năng động

Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh khi thiết kế nhà

 

3. Lên bản vẽ hộp kỹ thuật, và tính toán chống thấm cho nhà vệ sinh

Hộp kỹ thuật trong nhà vệ sinh đó là các đường ống cấp và thoát nước, chúng được cố định ở một khu vực trong tường. Để đảm bảo tuổi thọ cũng như không gây rắc rối trong quá trình sử dụng, chúng nên được làm bằng vật liệu bền, chất lượng, chắc chắn, được lắp đặt đúng kỹ thuật, theo tiêu chuẩn. Ngoài ra các thiết bị liên quan đến điện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, dây dẫn không được hở, không được đi dây điện vào những khu vực ướt, dễ rò điện gây nguy hiểm. Bình nước nóng bắt buộc phải có dây nối đất, thiết bị ngắt an toàn (aptomat).

Một trong những điều hết sức quan trọng nữa khi thiết kế nhà vệ sinh đó là khả năng chống thấm. Nó sẽ ảnh hưởng tới cả ngôi nhà nếu như không được thi công đảm bảo. Cần thực hiện chống thấm sàn và chân tường trước khi ốp lát. Để chống ứ đọng nước bề mặt thì mặt sàn nhà vệ sinh phải thoát nước tốt. Độ dốc mặt sàn dao động từ 3% đến 5% về hướng miệng cống thoát, chân hộp kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần đảm bảo miệng cống thoát nước thấp hơn sàn chính..

Tường cũng cần được chống thấm và sử dụng gạch ốp phù hợp. Chiều cao ốp gạch tối thiểu là 1.8 mét để tránh ngấm tường.

Do mỗi diện tích phòng tắm khác nhau mà thiết bị vệ sinh cũng được lựa chọn và có vị trí sắp xếp riêng biệt. Tuy nhiên dù đặt như nào cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

  • Khoảng cách từ tâm chậu rửa đến tường là 38 cm.

  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến tâm chậu rửa và đến tâm vòi sen tắm là 76 cm 

  • Khoảng cách từ tâm bồn cầu đến thành bồn tắm hoặc tường là 38 cm

  • Khoảng cách từ vị trí đặt bồn cầu đến khoảng không phía trước ít nhất là 53 cm

  • Vị trí đặt vòi sen cho ít nhất phải có khoảng không gian 91,5 x 91,5 cm và cửa luôn mở ra ngoài

Đây đều là khoảng cách không gian tối thiểu giữa các vật dụng để đảm bảo công năng sử dụng. Tất cả các thước đo trên đều được tính ở vị trí tâm của mỗi vật dụng. Bên cạnh đó việc bố trí nguồn điện đúng vị trí và tiêu chuẩn cũng giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình:

  • Khoảng cách giữa các ổ cắm và nguồn nước là 15,2 cm

  • Khoảng cách từ ổ cắm điện đến chậu rửa ít nhất 91,5 cm, được tính từ cạnh của chậu nếu có khoảng trống hoặc từ mép nếu có bệ chân

  • Đèn treo nên cách tường ít nhất 91,5 cm và đặt cao trên bồn cầu 2,5 m

  • Mỗi phòng tắm phải có ít nhất 1 công tắc đèn trên tường ngay từ cửa vào

 

4. Tính toán thông gió cho nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh là nơi nhiều uế khí, cho nên chúng cần phải được thiết kế làm sao cho thông thoáng, có lỗ thông với bên ngoài để không khí được lưu thông.

Với thiết kế nhà ống hẹp, bị che kín bởi 3 mặt ngôi nhà thì có thể lắp thêm quạt thông gió thông sang không gian khác, hoặc hút vào ống thông gió riêng rồi đưa lên mái hay ra khoảng không bên ngoài.

Thiết kế quạt thông gió thường mang lại cho không gian nhà vệ sinh không có cửa sổ những lợi ích không hề nhỏ:

  • Giữ cho bề mặt gương trong nhà vệ sinh không bị đọng hơi
  • Loại bỏ mùi khó chịu trong nhà vệ sinh
  • So với cửa sổ phải đóng khi trời mưa, thì quạt thông gió không bị phụ thuộc vào bất kỳ tác động nào của thời tiết
  • Cung cấp khi oxy vào phòng, mang lại không gian trong lành, thoáng đãng
  • Hiệu suất thông hút gió cao, vận hành êm ái

Khi thiết kế biệt thự, thiết kế nhà vườn... có đủ không gian riêng tư thì nên thiết kế cửa sổ thông ra không gian ngoài giúp mở rộng không gian, tăng khả năng thông gió.

 

5. Lựa chọn phong cách thiết kế

Vấn đề cuối cùng mà Kiến Trúc C&B muốn chia sẻ với các bạn đó là phương án thiết kế nội thất hoàn thiện cho nhà vệ sinh. Điều này cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng, sự an toàn cũng như tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên khi bước vào. Hiện tại có rất nhiều phong cách nhà vệ sinh được ưa chuộng thiết kế tùy vào sở thích của gia chủ cũng như phong cách thiết kế chung của ngôi nhà. Dưới đây là một số phong cách tiêu biểu:

- Nhà vệ sinh phong cách Scandinavian

Những căn phòng tắm Scandinavian cũng đủ khiến biết bao người phải say đắm

- Nhà vệ sinh phong cách tối giản

Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ đẹp cần lưu ý những gì? - Nội thất V-Home

- Nhà vệ sinh phong cách cổ điển

Mẫu phòng tắm cao cấp phong cách tân cổ điển – Thiết Bị Vệ Sinh Số #1 Việt  Nam

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bố trí nhà vệ sinh khi thiết kế nhà ở hiện nay. Để được tham khảo các mẫu nhà đẹp và tư vấn thiết kế nhà miễn phí, bạn vui lòng gọi tới Hotline công ty, gửi nội dung tư vấn qua Email, Fanpage Kiến Trúc Nội Thất C&B hoặc tới trực tiếp văn phòng của chúng tôi. Với hơn 10 năm hoạt động trong ngành kiến trúc - Nội Thất, chúng tôi tin sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Sự hiện diện của bạn chính là niềm vinh hạnh của chúng tôi!

--------------------------------------

CÔNG TY TƯ VẤN KIẾN TRÚC NỘI THẤT C&B

Hotline:  0337000168

Địa chỉ:  Số 168 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội

Email:    kientruccb168@gmail.com

#thietkebietthu #thietkenhaong #thietkenhapho #thietkenoithat #tancodien #kientrucCB #thietkekientruc #kientructancodien

:

By https://kientruccb.vn/
Kiến trúc - Nội thất C&B
Kiến trúc - Nội thất C&B

Thương hiệu kiến trúc nội thất C&B là thương hiệu đã được đăng ký và nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng gần xa. Tôn chỉ của công ty là đặt uy tính lên hàng đầu, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho công việc. Đến với Kiến trúc Nội thất C&B các bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và có chuyên môn cao của các Kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về 04 bước cần làm khi thiết kế nhà vệ sinh - cẩm nang thiết kế nhà đẹp
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên đã sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn hoàn toàn miễn phí

Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí
Nội dung cần tư vấn

Thông tin và nội dung bạn gửi cho chúng tôi càng cụ thể, nội dung tư vấn cho bạn càng tối ưu và chi tiết.

Đính kèm
Chưa chọn tệp nào
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.09223 sec| 2852.383 kb