Chuyên viên đã sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn hoàn toàn miễn phí
Thiết kế kết cấu là bước cung cấp chi tiết và chính xác cho từng hạng mục thi công hệ thống kết cấu của công trình, giúp chủ đầu tư thể bao quát chi phí xây dựng, cũng như giảm thiểu chi phí phát sinh không cần thiết trong quá trình thi công. Vậy đơn giá thiết kế kết cấu nhà phố thì bao gồm những gì? Hãy cùng Kiến trúc C&B tìm hiểu nhé!
Như phần mở đầu thì thiết kế kết cấu là một trong những bước quan trọng nhất giúp tạo hình nên công trình. Công trình chỉ đứng vững nếu kết cấu ngôi nhà vững chắc cũng như cơ thể con người đứng vững được nhờ khung xương chắc khỏe. Vậy nên vai trò của thiết kế kết cấu là khỏi phải bàn cãi.
Kết cấu của một ngôi nhà được chia thành 3 phần đó là: kết cấu phần móng, phần thân và phần mái.
- Móng nhà là một bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà, được đặt dưới cùng nằm sâu trong lòng đất. Móng nhà là thành phần liên kết với nền đất chống đỡ tất cả các yếu tố của ngôi nhà và không gian bên trong ngôi nhà
- Phần móng bao gồm 3 thành phần kết cấu chính là tường móng, trụ móng và đế móng.
- Ngoài những thành phần kết cấu chính thì phần móng còn bao gồm các thành phần kỹ thuật như bể nước ngầm, bể phốt, các đường ống cấp thoát nước, còn có cả đường điện, đường điện thoại (trong khu vực các đường kỹ thuật này đều được chôn ngầm dưới đất) tùy theo nhu cầu của gia chủ
Phần thân là phần kết cấu thứ 2, và có nhiều thành phần bên trong nhất.
- Cột: là bộ phận chịu lức theo phương thẳng đứng và truyền trực tiếp trọng tải xuống móng.
- Dầm: là thành phần nằm ngang, chống đỡ lực tác dụng thẳng góc theo chiểu dài của dầm. Dầm là cấu kiện vượt qua không gian giữa các cột. Cột và dầm hình thành hệ kết cấu khung và liên kết các cột lặp đi lặp lại trong không gian.
- Tường: là thành phần thẳng đứng, có nhiệm vụ ngăn cách các phòng với nhau và với bên ngoài, đỡ những tấm sàn, mái che và truyền xuống móng trọng lượng của bản thân chúng và của những cấu kiện khác
Theo vị trí tường được chia ra:
- Tường bao: có nhiệm vụ che kín ngôi nhà, bảo vệ bên trong đối với thời tiết.
- Tường ngăn: có nhiệm vụ ngăn cách giữa các phòng
Theo chức năng, tường được chia ra:
- Tường chịu lực: Tường chịu lực tác dụng từ trên xuống dưới. Tường ngăn thường hỗ trợ tường chịu lực để tăng tính ổn định.
-Tường không chịu lực: Tường chi chịu tải bản thân nó và không liên kết với kết cấu khung để trờ thành hệ thống chịu tải. Chúng tự do bố trí, thay đổi để phù hợp với ý thích, hoàn cảnh.
- Sàn, gác: là tấm bê tông cốt thép đặt nằm ngang và phẳng, có nhiệm vụ phân cách giữa các tầng và đỡ lớp lái. Sàn tựa lên các tường chịu lực hay lên các dầm của khung chịu lực
- Cầu thang: là bộ phận dùng cho việc đi lại giữa các tầng nhà (cầu thang trong) và giữa sân với trong nhà (cấu thang ngoài).
- Cửa đi và cửa sổ: Cửa dùng để liên hệ giữa các phòng và ngăn cách với bên ngoài, bảo vệ an ninh cho ngôi nhà. Cửa sổ có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng cho căn phòng, ngoài ra hệ cửa sổ còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà.
- Mái nhà là bộ phận che chở cho ngôi nhà.
- Phần mái đưa ra trước công trình đế không cho nước mưa rơi từ trên mái xuống mặt trước gọi là mái đua. Nước được tập trung vào hệ thống máng tôn, sau dó chảy vào ống đứng và đố vào hệ thống thoát.
Dưới đây là hồ sơ thiết kế kết cấu của Kiến trúc C&B đang đưa ra cho khách hàng.
Bản vẽ mặt bằng định vị lưới cột cho biết định vị của các cột chính chịu lực của công trình. Bản vẽ cũng cho biết kích thước của mỗi cột, khoảng cách và cách sắp xếp giữa chúng.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ:
- Kích thước thực tế của khu đất của gia chủ sử dụng (khảo sát thực tế, trực tiếp đo đạc, dựa vào hồ sơ đất mà gia chủ cung cấp, nếu có)
- Kiểu công trình mà gia chủ định hướng thiết kế (được thống nhất giữa hai bên)
Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng cho kết cấu, kích thước và kiểu móng được sử dụng.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ:
- Kích thước thực tế của khu đất của gia chủ sử dụng (khảo sát thực tế, trực tiếp đo đạc, dựa vào hồ sơ đất mà gia chủ cung cấp, nếu có)
- Kiểu công trình mà gia chủ định hướng thiết kế, đặc biệt là công năng sử dụng của ngôi nhà (được thống nhất giữa hai bên)
Công năng sử dụng liên quan đến nhu cầu sử dụng căn nhà (nhà có bao nhiêu tầng? gồm những phòng nào? mục đích sử dụng của những phòng là như thế nào?). Từ đó có thể tính toàn kích thước, kiểu dáng và kết cấu móng phù hợp với công năng nhằm đảm bảo chịu được tải trọng của ngôi nhà.
Bản vẽ chi tiết mặt cắt móng sẽ đưa ra chi tiết kết cấu của móng ở một vị trí giúp hình dung rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về kích thước, kiểu dáng móng.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: kiến trúc sư phải xác định được kết cấu móng phù hợp với công năng sử dụng của công trình để đưa ra thiết kế chịu tải móng tương ứng.
Minh họa mặt bằng chi tiết mặt cắt móng
Bản vẽ cấu tạo bể nước, bể phốt sẽ đưa ra được cấu tạo, kích thước của bể ngầm.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: nhu cầu sử dụng, công năng sử dụng của gia chủ
Bản vẽ mặt bằng cấu kiện sàn cho biết kích thước, hình dạng các cấu kiện của các sàn.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: nhu cầu sử dụng, công năng sử dụng của gia chủ
Bản vẽ mặt bằng cấu kiện mái cho biết kích thước, hình dạng các cấu kiện của mái.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: nhu cầu sử dụng, nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ
Bản vẽ chi tiết kết cấu mái sẽ đưa ra chi tiết kết cấu của mái ở một vị trí giúp hình dung rõ ràng hơn và đầy đủ hơn về kích thước, kiểu dáng mái sử dụng.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: số lượng, kích thước, kết cấu của mái.
Bản vẽ chi tiết kết cấu cầu thang giúp gia chủ hình dung được cầu thang sử dụng của công trình.
Đầu vào cần thiết để thiết kế bản vẽ: nhu cầu sử dụng, nhu cầu thẩm mỹ của gia chủ
Phần này sẽ mô tả toàn bộ vật liệu sử dụng cho việc thiết kế kết cấu công trình như bê tông, cốt thép, gạch xây,...
Ngoài ra còn nhiều bản vẽ chi tiết khác tùy theo mỗi công trình.
Xem thêm: TẠI SAO THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG LẠI CỰC KỲ QUAN TRỌNG?
Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào về kết cấu hay chi phí thiết kế kết cấu, hoặc tất cả những thắc mắc liên quan đến kiến trúc, nội thát, hãy gọi ngay 0337000168 để được tư vấn thiết kế bởi đội ngũ thiết kế 10 năm kinh nghiệm trong nghề cùng với nhiều dịch vụ hấp dẫn khác nữa nhé.
KIẾN TRÚC NỘI THẤT C&B - TINH TẾ ĐẾN TỪNG CHI TIẾT
-------------------------------------------------------
CÔNG TY TƯ VẤN KIẾN TRÚC NỘI THẤT C&B
Hotline: 0337000168
Địa chỉ: Số 168 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
Website: https://kientruccb.vn
Facebook: https://www.facebook.com/KienTrucCB
Email: kientruccb@gmail.com
#thietkebietthu, #thietkenhaong, #thietkenhapho, #thietkenoithat, #nhapho2tang #kientrucCB #thietkekientruc
Thương hiệu kiến trúc nội thất C&B là thương hiệu đã được đăng ký và nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng gần xa. Tôn chỉ của công ty là đặt uy tính lên hàng đầu, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho công việc. Đến với Kiến trúc Nội thất C&B các bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và có chuyên môn cao của các Kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế.
Thông tin và nội dung bạn gửi cho chúng tôi càng cụ thể, nội dung tư vấn cho bạn càng tối ưu và chi tiết.