x
KHẢO SÁT VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ
KHẢO SÁT VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hãy để lại thông tin dưới đây để nhận được khảo sát trực tiếp và tư vấn miễn phí từ 

Kiến trúc - Nội thất C&B

Hay phone_cal
Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố

Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố

Đăng bởi:
Kiến trúc - Nội thất C&B - 07/11/2022
| Tư vấn nhà đẹp
Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố

Xây nhà là việc cả đời người nên trước khi khởi công căn nhà mơ ước của bạn thì nắm vững được một số kinh nghiệm quý báu dưới đây là vô cùng hữu ích. Đầu tiên là những kinh nghiệm này giúp bạn không mắc phải những sai lầm không đáng có. Tiếp theo là còn giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền và thời gian thi công. Bật mí một chút là đây là những kính nghiệm quý báu dành cho những gia chủ chuẩn bị khởi công căn nhà phố của mình. Hãy cùng Kiến trúc C&B tìm hiểu qua bài viết "Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố" này nhé!

Dưới đây là 03 kinh nghiệm bạn cần trang bị trước khi bắt tay vào thiết kế thi công nhà phố.

1. Áp dụng phong thủy vào từ bước đầu thiết kế thi công nhà phố

Trong kiến trúc nói chung, phong thủy là một yếu tố hỗ trợ rất đắc lực cho gia chủ. Các yếu tố về thẩm mỹ, tính hài hòa, cân đối được đảm bảo theo phong thủy để mang đến những yếu tố tích cực cho căn nhà và gia chủ, đặc biệt trong thiết kế thi công nhà phố.

Thiết kế thi công nhà phố theo phong thủy
Thiết kế thi công nhà phố theo phong thủy

1.1. Chọn vị trí đất

Ngay từ đầu khi áp dụng phong thủy, gia chủ sẽ được hỗ trợ trong việc chọn vị trí đất, hướng đất, lô đất phù hợp với mệnh của mình. Giúp gia chủ có thể yên tâm xây dựng trên mảnh đất mà mình đã chọn được.

Phong thủy sẽ mang đến những kiến thức về hướng nhà sinh tài lộc, các hướng nhà không phù hợp để xây dựng đối với gia chủ để có được vị trí xây dựng kiến trúc tốt nhất.

1.2. Chọn hình dáng kiến trúc phù hợp

Phong thủy cũng bị ảnh hưởng bởi kiến trúc ngôi nhà, nếu chưa xem kĩ phong thủy mà vẫn xây dựng kiến trúc sẽ có khả năng bạn phạm phải một số lỗi phong thủy không đáng có.

Ví dụ như: ngôi nhà hình vuông sẽ mang đến sự chắc chắn, cân đối; ngôi nhà có kiến trúc hình chữ L có hình dáng như chiếc dao phay, mang ý nghĩa cô lập...

Tất nhiên là vẫn có nhiều cách để khắc phục đó là xây thêm đài phun nước hoặc đơn giản là treo một quả cầu thủy tinh ở vị trí trước nhà,... còn nhiều cách khác mà bạn có thể sử dụng.

1.3. Chọn cách sắp xếp, bài trí nội thất phù hợp

Không chỉ bên ngoài mà bên trong căn nhà bố trí như thế nào cũng cần có sự góp sức của phong thủy.

Phong thủy giúp cho đồ đạc trong nhà được sắp xếp một cách hài hòa, tránh xung đột, tạo thêm không gian sinh hoạt cho giá chủ... góp phần không thể thiếu tạo cho cuộc sống về sau tốt hơn rất nhiều.

1.4. Một số bộ phận đặc biệt cần chú ý áp dụng phong thủy trong nhà

- Cổng, cửa chính và cửa sổ của căn nhà: Bộ mặt của công trình là cổng, cửa chính, đây là lối ra vào thường xuyên do đó cần xem xét cẩn thận về phong thuỷ. Đây là những nơi dẫn khí cho căn nhà.

Cầu thang: Là xương sống, nơi khí luân chuyển theo các tầng của ngôi nhà theo cấu trúc không gian. Ngoài ra cầu thang được coi là hình tượng thanh long, và theo dịch học nó còn là một yếu tố quan trọng trong bố cục phong thuỷ.

Khu bếp: Đây là không gian rất có ý nghĩa trong sinh hoạt gia đình và tín ngưỡng khi được bố trí với không gian và vị trí hợp phong thuỷ. Bếp là nơi chứa yếu tố  HỎA trong Ngũ hành.

- Phòng ngủ: Là không gian nghỉ ngơi, thư giãn của gia chủ. Để mang tới một giấc ngủ sâu, tiếp thêm những năng lượng tích cực để hoàn thành mục tiêu trong công việc và sự nghiệp, không gian này phải bố trí sao cho hợp phong thuỷ trong kiến trúc và bài trí nội thất.

Phòng thờ: Đây là không gian gắn liền với nét truyền thống văn hoá và phong tục tín ngưỡng. Đây là không gian được gia chủ quan tâm đến vấn đề tín ngưỡng nhất và luôn được xem xét kỹ lưỡng.

2. Tính toán chi phí một cách cẩn thận trước khi bắt tay vào

Tất nhiên là chúng ta chưa thể tính toàn một cách cặn cẽ chi tiết tất cả những hạng mục cần đầu tư và số lượng tiền cần bỏ ra để bắt tay vào xây dựng ngôi nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của những người đi trước, kết hợp với sự tư vấn của những kiến trúc sư mà bạn tin tưởng để xây dựng nên một bản kế hoạch giúp tính toán ra những hạng mục lớn cần chi tiêu.

Chi phí thiết kế thi công nhà phố
Chi phí thiết kế thi công nhà phố cần được tính toán cẩn thận

2.1. Chi phí thiết kế

Chi phí thiết kếở đây được hiểu là chi phí thiết kế kiến trúc và chi phí thiết kế nội thất. Tất nhiên là còn tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ. Tuy nhiên chi phí thiết kế được nhiều gia chủ đi trước và nhiều kiến trúc sư khuyên là nên bỏ tiền ra đầu tư vì hai lí do sau đây:

- Một là, không phải ai cũng có thể tự thiết kế ra ngôi nhà của mình. Tất nhiên là tưởng tượng và vẽ ra thì không khó nhưng có rất rất nhiều yêu cầu và tiểu tiết bạn cần chú ý khi thiết kế kiến trúc mà bạn có thể bỏ qua. Điều này có thể dẫn đến việc ngôi nhà thiết kế trên bản vẽ rất tốt tuy nhiên không áp dụng được vào thực tế do không chịu tải được mái hay đất nền không đáp ứng đủ nhu cầu,...

- Hai là, bằng những kinh nghiệm của mình, những kiến trúc sư lành nghề sẽ giúp bạn vẽ nên ngôi nhà trong mơ vừa phù hợp với sở thích của bạn, vừa phù hợp với phong thủy, lại tiết kiệm chi phí nhất có thể.

2.2. Chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu

Hai loại chi phí này bên nhận thầu thi công công trình có thể sẽ giúp bạn lo liệu nếu bạn không muốn suy nghĩ về nó. Tuy nhiên, nếu muốn tối ưu chi phí thì bạn nên tự tìm nguồn nguyên vật liệu hoặc nhờ người có kinh nghiệm tìm cho bạn.

Lưu ý là chi phí nhân công cần tính toán phù hợp, dựa theo tổng thời gian thi công để tính toán cho phù hợp.

Chi phí nhân công và nguyên vật liệu bạn cũng nên cố gắng tách bạch các giai đoạn là tốt nhất, từ xây mong, xây thô, đổ mái đến trái xi măng, thêm chi tiết, phà chỉ và sơn nhà lợp mái.

2.3. Chi phí cho hệ thống phụ trợ, công trình phụ trợ

Có khá nhiều hệ thống phụ trợ cần có khi xây nhà. Những hệ thống phụ trợ cơ bản đó là điện, nước, internet, hệ thống chiếu sáng. Ngoài ra có những hê thống phụ trợ, công trình phụ trợ khác cũng có thể đầu tư ngay từ ban đầu để tối ưu chi phí thiết kế và tăng tính thẩm mỹ, đồng bộ cho ngôi nhà đó là hệ thống tưới nước (với những công trình có sân vườn),hệ thống âm thanh, hệ thống chống trộm, hệ thống báo cháy (với các công trình lớn) và các công trình tiểu cảnh, hòn non bộ,...

2.4. Chi phí cho nội thất

Chi phí nội thất bao gồm tất cả các chi phí liên quan đề đồ dùng nội thất liền tường, không liền tường và kể cả cây xanh làm cảnh để trong nhà. Bạn hãy tính toán hợp lý dựa theo bản thiết kế của kiến trúc sư và nhu cầu sử dụng của mình.

2.5. Các chi phí phát sinh

Cho dù tính toán kỹ đến đâu cũng không thể thoát khỏi việc phát sinh chi phí cho khoản này khoản kia dù là nhỏ nhất. Vì vậy bạn nên cố gắng dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-30% để đảm bảo rằng lúc cần thiết không bị thiếu kinh phí dẫn đến phải thay đổi kế hoạch, ảnh hưởng đến tiếng độ thi công, gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Xem thêm: CHI PHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT CĂN HỘ CHUNG CƯ VỚI DIỆN TÍCH 80 M2

3. Hiểu luật và chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc thiết kế thi công nhà phố

3.1. Hiểu rõ luật xây dựng về thiết kế thi công nhà phố

Thiết kế thi công nhà phố cần hiểu luật
Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở liền kề TCVN 9411:2012.

Một trong những văn bản luật mà bạn nên tham khảo đó là Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở liền kề TCVN 9411:2012.

Căn cứ quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế - Nhà ở liền kề, nhà phố là một trong những loại nhà ở liền kề, đây là loại nhà được xây dựng trên các trục đường phố/hoặc khu vực thương mại, dịch vụ theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Một số quy định chung trích trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9411:2012 về Tiêu chuẩn thiết kế - Nhà ở liền kề:

  • Nhà ở liền kề được xây dựng theo quy hoạch chung tại các tuyến đường trong đô thị hoặc ngoại vi. Việc thiết kế và xây dựng phải tuân thủ theo thiết kế và quy định về kiến trúc đô thị được duyệt đối với nhà ở riêng lẻ.
  • Khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo nhà liên kế hai bên tuyến đường đô thị phải hài hòa với tổng thể kiến trúc tuyến phố và phải bảo đảm mỹ quan riêng của công trình.
  • Khi thiết kế mặt đứng cho một dãy nhà ở liên kế mặt phố cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
    – Có số tầng và cao độ các tầng như nhau trong một dãy nhà;
    – Có hình thức kiến trúc hài hoà và mái đồng nhất trong một khu vực;
    – Có màu sắc chung cho một dãy nhà;
    – Thống nhất khoảng lùi và hình thức hàng rào cho một dãy nhà;
    – Có hệ thống kỹ thuật hạ tầng thống nhất;
    – Chiều dài của một dãy nhà ở liên kế không lớn hơn 60 m. Trong một đoạn phố có thể có nhiều dãy nhà khác nhau.
    – Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông với chiều rộng không nhỏ hơn 4,0 m.
  • Nhà ở liên kế mặt phố xây dựng mới không đồng thời thì các nhà xây sau phải tuân thủ quy hoạch chi tiết được duyệt và thống nhất với các nhà xây trước về cao độ nền, độ cao tầng 1 (tầng trệt), cao độ ban công, cao độ và độ vươn của ô văng, màu sắc hoàn thiện…

  • Những khu vực sau đây trong đô thị không cho phép xây nhà ở liên kế:
    – Trong các khuôn viên, trên các tuyến đường, đoạn đường đã được quy định trong quy hoạch chi tiết là biệt thự;
    – Các khu vực đã có quy hoạch ổn định; nếu xây dựng nhà ở liên kế phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    – Trong khuôn viên có các công trình công cộng như trụ sở cơ quan, các công trình thương mại, dịch vụ, các cơ sở sản xuất;
    – Trên các tuyến đường, đoạn đường, các khu vực được xác định là đối tượng bảo tồn kiến trúc và cảnh quan đô thị.

  • Nhà ở liên kế mặt phố được phép có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái hoặc các kết cấu giáp lai khác của hai nhà liền kề).
    – Trường hợp tường chung thì hệ thống kết cấu dầm sàn, cột hoặc bất kỳ một bộ phận nào của ngôi nhà không được xây dựng quá tim tường chung. Chiều dày tường chung không nhỏ hơn 0,2 m;
    – Trường hợp có tường riêng thì chỉ được phép xây dựng trong ranh giới có chủ quyền hoặc quyền sử dụng đất.

  • Nhà ở liên kế có sân vườn thì kích thước tối thiểu (tính từ mặt nhà đến chỉ giới đường đỏ) của sân trước là 2,4 m và thống nhất theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Trường hợp có thêm sân sau thì kích thước tối thiểu của sân sau là 2,0 m.

  • Thiết kế nhà ở liên kế phải đảm bảo các quy định khác liên quan như an toàn phòng cháy chữa cháy, môi trường, giao thông,…

3.2. Chuẩn bị thủ tục pháp lý đầy đủ

Để được phép xây dựng, phải đảm bảo đủ các điều kiện: khu đất phải được cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), và được cấp phép xây dựng.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Việc xin cấp giấy phép xây dựng cần phải có một bộ hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của một đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình. Bước này có thể thực hiện song song với trên.

Hãy liên hệ ngay tới hotline của Kiến trúc - Nội thất C&B để được tư vấn ngay!

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế thi công nhà phố
Liên hệ với chúng tôi

Thông tin liên hệ

Mọi quan tâm về các dịch vụ thiết kế, về báo giá chi phí thiết kế cải tạo, chương trình khuyến mãi hay bất cứ thông tin thắc mắc khác về kiến trúc và nội thất, quý khách đừng ngần ngại nhắn tin cho fanpage hoặc liên hệ tới hotline của Kiến trúc C&B: 0337.000.168

Địa chỉ: Tầng 5, số 168 Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline0337.000.168
Websitehttp://kientruccb.vn
Email: kientruccb168@gmail.com
Fanpage: Kiến Trúc - Nội Thất C&B

 
 
 
By https://kientruccb.vn/
Kiến trúc - Nội thất C&B
Kiến trúc - Nội thất C&B

Thương hiệu kiến trúc nội thất C&B là thương hiệu đã được đăng ký và nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng gần xa. Tôn chỉ của công ty là đặt uy tính lên hàng đầu, lấy sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho công việc. Đến với Kiến trúc Nội thất C&B các bạn sẽ nhận được sự tư vấn nhiệt tình và có chuyên môn cao của các Kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế.

Đánh giá - Bình luận
0 bình luận, đánh giá về Kinh nghiệm bạn cần có trước khi thiết kế thi công nhà phố
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên đã sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn hoàn toàn miễn phí

Gửi yêu cầu tư vấn miễn phí
Nội dung cần tư vấn

Thông tin và nội dung bạn gửi cho chúng tôi càng cụ thể, nội dung tư vấn cho bạn càng tối ưu và chi tiết.

Đính kèm
Chưa chọn tệp nào
Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn!
0.07332 sec| 2863.977 kb